Quyền Leo tiếp tục bị “tố” quảng cáo và bán sản phẩm có dấu hiệu phá giá thị trường

(CHG) Người tiêu dùng không chỉ là nạn nhân của các chiêu trò bán hàng online, mà còn đang bị cuốn vào một “mê cung” hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ nhãn mác hợp lệ, cùng với mức khuyến mại “sốc” vượt quá 50%, dấu hiệu bán phá giá thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, đó là những nội dung mà người tiêu dùng “tố” Quyền Leo.

Xem chi tiết
Chống hàng giả và gian lận thương mại cần một cuộc “trường chinh” bền bỉ và toàn diện

LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2025 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.

Xem chi tiết
Chân gà mang thương hiệu Làng Việt Food tặng kèm "Xốt Chua Cay" không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Trong những năm gần đây, chân gà tẩm ướp gia vị, đóng gói sẵn, dùng để ăn liền đang trở thành sản phẩm được nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí là người lớn ưa chuộng. Trong đó, sản phẩm chân gà "Ớt Cay" ăn liền mang thương hiệu Làng Việt luôn được người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng, Tuy nhiên, thời gian gần đây, người tiêu dùng tỏ rõ sự lo lắng khi đơn vị sở hữu thương hiệu này tặng kèm xốt chua cay không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Ngọc Hiền Pearl Farm có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?

(CHG) Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa... Tại Ngọc Hiển Pearl Farm (đường Trần Hưng Đạo, Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), một trung tâm kinh doanh ngọc trai và đồ lưu niệm nổi tiếng tại thành phố Phú Quốc, hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai.

Xem chi tiết
Phú Thọ: Trung tâm thời trang giày Cường Thủy và shop Thảo Chi bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?

LTS: Thời trang và phụ kiện luôn được coi là hàng hóa tạo nên những làn sóng "hot trend" không chỉ với giới trẻ, mà còn với mọi đối tượng tiêu dùng. Kinh doanh mặt hàng này có thể “hốt bạc” cho các đơn vị, doanh nghiệp. Chính vì điều đó, nhiều gian thương đã lợi dụng vào niềm tin của người tiêu dùng, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thời trang: quần- áo; giày dép... và các phụ kiện thời trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhằm gia tăng giá trị lợi nhuận, thu lợi bất chính. Điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan tới sức khoẻ người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính, thậm chí có thể gây thất thu ngân sách thuế của địa phương. Bài viết liên quan trực tiếp tới hai đơn vị kinh doanh ngành hàng thời trang và phụ kiện thời trang tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Trung tâm giày thời trang Cường Thủy và Shop thời trang Thảo Chi. Tại hai đơn vị trên (sau khi phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) khảo sát từ thông tin bàn giao của Quỹ Chống hàng giả), nhận thấy: nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài trên nhãn gốc, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ, hai đơn vị trên kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, xử lý mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và làm trong sạch thị trường mỹ phẩm.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp phát hiện vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra, phát hiện 07 cơ sở vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 120.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt một cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ qua mạng internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 27,5 triệu đồng đối với một cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa trị giá 51,1 triệu đồng.

Xem chi tiết
Huyện Yên Thành: Facebook “Giang Đặng” kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trên Internet. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, kênh thương mại vô cùng thuận lợi để người bán hàng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Có hay không việc Facebook “Giang Đặng” công khai kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu?

Xem chi tiết
Quảng Trị: Tiêu hủy gần 1.500 túi xách, ví, ba lô giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.S.T, với tổng số tiền xử phạt 147.500.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.452 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, có trị giá gần 200 triệu đồng.

Xem chi tiết

Trang 1/49